Bếp từ là thiết bị đun nấu nhà bếp thông minh hỗ trợ đắc lực cho chị em phụ nữ trong việc đun nấu.
Cách sử dụng bếp điện từ đơn giản, dễ dàng, tuổi thọ bền bỉ dễ dàng thuận lợi cho việc vệ sinh. Khi dùng bếp từ, bạn có thể thường xuyên gặp phải tình trạng bếp từ hiển thị các mã lỗi và không nhận nồi nấu.Nói cách khác bếp không thể sử dụng
Vậy, nguyên nhân của hiện tượng lỗi bếp từ không nhận nồi là do đâu? cách khắc phục sử lý tình trạng lỗi này như thế nào?
Cùng Hòa Phát điểm qua 6 lý do phổ biến nhất và cách xử lý lỗi bếp từ nhanh chóng trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân thứ 1 – Vị trí đặt nồi
– Giải thích: do đặt sai vị trí quy định của nồi nấu. Nếu bạn đặt phần đáy nồi lệch hẳn với vị trí quy định của vùng nấu thì bếp sẽ không nhận được nồi và sẽ cảnh báo lỗi và không thể hoạt động.
Nguyên nhân thứ 2 :Chất liệu nồi nấu không phù hợp
Nguyên Nhân thứ 3 : đáy nồi bị biến dạng
Giải thích: Ngoài việc quan tâm đến chất liệu của nồi, nếu bạn sử dụng nồi có đáy không được bằng phẳng hay đáy lồi lõm, cong vênh, bếp từ cũng sẽ không thể nhận diện được làm cho bếp không hoạt động và nồi không thể nóng
Cách khắc phục:
Bếp từ chỉ nhận và làm nóng với các đáy nồi bằng phẳng mặt tiếp giáp với mặt kính không bị biến dạng
Nguyên nhân thứ 4 : hiệu điện thế không phù hợp
Giải Thích :
+ Nhà sản xuất đã tính toán và quy ước mỗi loại bếp từ hoặc thương hiệu bếp từ đều có thiết kế công suất và điện áp phù hợp là khác nhau khoảng giao động 200-240v.
Cách khắc phục: Khi mua bếp từ, bạn cũng nên tìm hiểu trước hiệu điện thế hoạt động bếp từ. Chọn các dòng sản phẩm, hãng bếp từ phù hợp với hiệu điện thế 220-240v/ 50-60hz, phù hợp với công suất nấu ăn để hạn chế lỗi bếp từ không nhận nồi.
Nguyên Nhân 5 : lỗi cảm biến hoặc IC
Nguyên nhân phổ biến hay gặp khiến bếp từ không nhận nồi và bếp điện từ bị hỏng hóc linh kiện bên trong bo mạch. Nếu bếp từ không báo mã lỗi hoặc không nhận nồi vì những lý do đã nêu phía trên thì rất có thể mạch bên trong bếp nhà bạn đã bị hỏng.
Cách xử lý:
Với trường hợp này, tốt nhất là bạn nên mang bếp điện từ đi kiểm tra bời những người có chuyên môn. Cảm biến hoặc IC hỏng cần được thay thế và sửa chữa. quy trình này cần được thực hiện bởi kỹ thuật viên, thợ sửa chữa chuyến nghiệp có chuyên môn và hiểu biết về hệ thống, bạn không nên tự thực hiện tại nhà.
Nguyên nhân thứ 6 : Bếp từ quá nhiệt
Cơ chế tự bảo vệ khi quá nhiệt , nhiệt độ mặt kính không đảm bảo an toàn để cho thiết bị hoạt động
Một số mã lỗi khi bếp từ bị quá nhiệt như E1,E2,E3
Khi mặt kính bếp từ quá nóng, bếp có thể tạm ngưng hoạt động. Thực chất không phải hiện tượng bếp từ không nhận nồi mà là bếp đang bật cơ chế tự bảo vệ linh kiện hệ thống khi quá nhiệt
.điều cần làm ở đây là đợi khoảng 5-10 phút rồi bạn có thể bật lại bếp để kiểm tra nếu vẫn lỗi thì hãy liên hệ tới những trung tâm có chuyên môn để kiểm tra khắc phục lỗi nhanh chóng